GMT +7
Indonesian Odds

Chuyện đầu tư mạnh cho bóng đá nữ: Xin đừng vội trách VFF hay Nhà nước

Đến hẹn lại lên, sau mỗi thành công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, lại có những ý kiến nói về thực trạng bóng đá nữ được đầu tư quá ít so với bóng đá nam dù thành công hơn, và kêu gọi Nhà nước đầu tư nhiều hơn cho bóng đá nữ.

Vậy điều này có đúng hay không?

Trước hết, nói về nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực thể thao, chúng ta cần hiểu là có hai nguồn:

Một là nguồn tiền từ ngân sách nhà nước, phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương để đầu tư cho lĩnh vực thể thao.

Hai là nguồn tiền từ tư nhân (doanh nghiệp, cá nhân,...) hay còn gọi là nguồn xã hội hóa. Ví dụ điển hình chính là các ông “bầu” đầu tư vào CLB bóng đá tại V-League và các lò đào tạo bóng đá trẻ, hay vận động viên quần vợt Lý Hoàng Nam được đầu tư bởi công ty Becamex IDC, hay vận động viên cầu lông Nguyễn Tiến Minh tự bỏ tiền túi ăn tập, thi đấu,...

>> Lịch thi đấu 24h <<

Các 'cô gái vàng' đã làm rất tốt nhiệm vụ đưa bóng đá Việt ra biển lớn
Các 'cô gái vàng' đã làm rất tốt nhiệm vụ đưa bóng đá Việt ra biển lớn

Trong đó, việc gia tăng thu hút đầu tư từ nguồn xã hội hóa vào thể thao là xu hướng chính, bởi nguồn vốn ngân sách là có hạn và chỉ nên tập trung vào những nhiệm vụ đầu tư cơ bản, thiết yếu hơn cho xã hội. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân thì luôn gắn với mục đích cuối cùng là mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, có nghĩa là tổng lợi ích mà nhà đầu tư thu về được (gồm thu nhập trực tiếp mà VĐV mang lại + những lợi ích vô hình khác về mặt hình ảnh, thương hiệu, trách nhiệm xã hội…) phải lớn hơn tổng chi phí đầu tư. Nói tóm lại, tư nhân đầu tư là phải có lãi mới đầu tư, không ai rảnh đi đầu tư không công hay đầu tư lỗ chỉ để phục vụ người dân cả. Chính vì thế, không phải lĩnh vực nào, bộ môn thể thao nào cũng có đủ triển vọng sinh lời để có thể thu hút các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng rót tiền vào.

Quay trở lại với bóng đá nữ, việc xã hội hóa là rất khó bởi triển vọng sinh lời của bộ môn này là rất thấp. Ngoài trận chung kết SEA Games, có bao nhiêu người sẵn sàng đến sân hay bật ti vi xem các trận bóng đá nữ? Có thể đội tuyển bóng đá nữ đã giành tới 8 HCV SEA Games và giành được vé dự World Cup, nhưng như thế vẫn là quá ít để thay đổi thực trạng đó. Chính vì vậy, khác với bóng đá nam với nguồn tiền đầu tư chính là từ xã hội hóa, bóng đá nữ (cũng như rất nhiều bộ môn thể thao khác nữa ít được sự chú ý của NHM) vẫn đang phải phụ thuộc vào nguồn tiền ngân sách.

Cần phải tính toán rất kỹ cho các khoản đầu tư
Cần phải tính toán rất kỹ cho các khoản đầu tư

Như vậy, việc bóng đá nữ không được đầu tư nhiều như bóng đá nam là kết quả hợp lý được quyết định bởi thị trường, bởi “khẩu vị” của toàn xã hội, chứ hoàn toàn không thể trách nhà nước hay VFF được.

Trên thực tế, VFF đã có những nỗ lực đầu tư cho bóng đá nữ trong nhiều năm qua, chẳng hạn việc tổ chức các chuyến tập huấn nước ngoài cho đội tuyển (ví dụ như trước SEA Games đội tuyển đã được tập huấn tại Nhật, và tháng 6 tới thì sẽ có chuyến tập huấn tại Đức).

Cập nhật tỷ lệ kèo ăn thưởng tại bongdalive mỗi ngày.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

DMCA.com Protection Status

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu Massivehealth.com cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ: 126 Lê Bình, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000.

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2